Bàn về khổ đau và cái tôi – bản ngã
Chuyên mục tâm linh phần 21 |
Nói về sự khổ, đức Phật gói gọn trong 1 câu : “con người ta khổ vì vô minh”.
Vô minh hiểu đơn giản tức là không có sự minh triết, thiếu sự hiểu biết về vạn vật trong cuộc sống, ảo tưởng rằng thế giới này là thật (lật lại part 5 nếu bạn quên), đồng hóa mình với xác thân vật lí này.
Nói kĩ hơn về sự khổ của con người ngày nay, những vị thiền sư kể rằng. Cuộc đời này chẳng khác gì 1 dòng sông, nó luôn luôn biến chuyển không ngừng. Dòng đời cùng với vạn vật luôn biến đổi không ngừng và con người nếu muốn tồn tại cũng phải thuận theo dòng chảy đó, kẻ nào cố tình làm trái lại ắt sẽ đi đến chỗ diệt vong. Con người ngày nay thì có xu hướng ham muốn sở hữu cực kì cao, cho rằng cái này của tôi cái kia của anh, đất này của tôi nhà kia của anh. Tức là người ta muốn níu kéo 1 số thứ lại – trong khi bản chất nó dịch chuyển, và vì nó dịch chuyển nên đến 1 lúc nào đó nó sẽ biến mất khỏi tầm tay của họ (vô thường). Rồi khi thứ đó đi mất thì họ sinh ra đau khổ
=> vậy là tự mình làm khổ mình chứ.
1 người hiểu biết thì sẽ biết rằng vạn vật vô thường, tức là mọi thứ chỉ là tạm, nó đến rồi lại đi, không ở lại mãi đc. Nỗi đau đến rồi đi, hạnh phúc ghé qua - ở lại - rồi từ biệt, suy nghĩ, tình yêu, đời người.v.v.... tất cả mọi thứ! Vậy nên cái gì vô thường thì thứ đó gây ra sự khổ. Mà bởi mọi thứ ở đời này này vô thường nên phật mới nói rằng đời là bể khổ.
Còn để mà sống tốt đời đẹp đạo í, sống luôn luôn hạnh phúc ý thì phải là kiểu “tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề nuối tiếc”, tức là không dính chấp với bất cứ thứ gì của thế giới này. Nó đến thì vui vẻ đón nhận mà nó đi thì mỉm cười để nó ra đi thôi.
một triết gia vĩ đại của Hy Lạp cổ đại là hêraclit có 1 câu nói bất hủ đó là “không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông” ấy là thể hiện dòng biến dịch đó.
Đó là cái thứ nhất, cái thứ 2 mình cần nêu ra đấy là sự đồng hóa bản thân với cái cơ thể vật lí này, với cái tâm trí này.
Cần nhắc lại rằng, chúng ta là thứ nằm bên trong cơ thể này, và điều khiển cơ thể, ta là người chủ, thân là tôi tớ. Giống như 1 người lái taxi (linh hồn) lái chiếc xe (cơ thể) vậy. Bất cứ ai mà nghĩ rằng mình alf cơ thể ắt sẽ sinh ra 1 nỗi sợ, đấy là sợ chết! Rồi đủ các thể loại sợ khác nữa. Và họ đau khổ! Cơ thể này vô thường, được sinh ra từ đất, và khi chết cũng trở về với đất.
Cái tâm trí này cũng thể, cũng vô thường, và nó là thứ không đáng tin cậy nhất. Nó luôn vẽ ra đủ mọi chuyện, vẽ vời không ngừng, làm con người mệt mỏi bệnh tật, chung ta là 1 người chủ nhưng hiện tại ta lại đang là nô lệ của tâm trí. Hãy thiền và vượt qua nó, thiền và nhận biết nó rồi dần dần làm chủ nó.
Bản chất tâm trí này là ảo, chính thế nên nó vẽ ra thế giới ảo này, vượt lên được tâm trí thì mới hiểu bản chất của mọi vật.
Tâm trí cùng với bản ngã, cùng nhau chúng tạo nên 1 bức màn vô minh cản trở con người ta tiến đến với sự thật vĩnh hằng.
Cái cuối cùng mình muốn nói tới là BẢN NGÃ – CÁI TÔI trong mỗi cá nhân. Các bạn định nghãi cái tôi là như thế nào? Rất nhiều bạn sẽ không thể trả lời câu hỏi này. Cái tôi trong tiếng anh được viết là “EGO”, những thứ gì tiêu cực thì là nó. Và như chúng ta đã biết, sự loạn lạc của thời đại này cũng là do bản ngã gây nên cả.
Bản ngã + cơ thể + linh hồn => tạo ra 1 cơ thể chúng ta. 3 thứ song hành không thể thiếu 1.
Bản ngã nó trái ngược với linh hồn.
Linh hồn thì hoàn hảo, tràn đầy yêu thương, từ bi .v.v....
Còn bản ngã thì lúc nào cũng tạo ra những điều tiêu cực, nó sợ tình yêu vì tình yêu sẽ giết chết nó, nó luôn đổ lỗi, nó luôn makeup câu chuyện, nỗi sợ là thức ăn của bản ngã nên nó luôn muốn tạo ra sự sợ hãi.
Bản ngã sinh ra nghiệp, rồi ta luôn phải cân bằng nghiệp nó sinh ra... và chúng ta luân hồi vạn kiếp chỉ vì cái bản ngã này thôi đấy.
Vậy hiểu 1 cách đơn giản nhất thì bản ngã là 1 cái tâm xấu. Ví dụ:
-Khi bạn nhìn vào 1 người thành công, và tự dưng cảm thấy ghen tị với người kia sau đó sinh ra ganh ghét – ok, không phải bạn ghét người đó đâu, mà là cái tôi nó taọ ra cảm giác ghét đó -Khi ai đó trái ý bạn và bạn chỉ muốn đấm vào mặt nó – bản ngã đấy, chúng ta luôn yêu thương tất cả cơ mà!
-Khi bạn cho rằng mình khác biệt so với phần còn lại của thế giới, bạn cho rằng bạn giỏi còn đám còn lại chỉ là 1 lũ ngu si – bãn ngã sinh ra tâm phân biệt, tâm nhạo mạn đấy
-Ai đó đang nói xấu về bạn? - đừng trách họ, chỉ là cái tôi của họ cao và họ chưa thức tỉnh thôi mà, hãy thương lấy họ!
=> Nghĩa là chúng ta luôn bị bản ngã chi phối nhưng không biết.Điều này là nguy hiểm! Theo mình, ngộ ra bản ngã là bước đầu tiên bạn cần làm nếu muốn bước đi trên con đường tâm linh.
Ok vậy có nghĩa là nếu ta GIẾT được bản ngã là xong chứ gì , là hết luân hồi chứ gì. Rất tiếc là không :’( bản ngã không thể bị giết, nó được sinh ra cùng với cơ thể này, và nó chỉ có thể được chế ngự thôi. Vậy chế ngự bằng cách nào?
Nhận biết! Hãy nhận biết nó đến. Khi chúng ta nhận ra nó đang đến, tức chúng ta tách mình ra khỏi nó, và khi tách mình ta sẽ không bị nó điều khiển nữa. Khi ấy bản ngã không còn, chỉ còn linh hồn ta đang đứng quan sát và mỉm cười thôi.
Cái chết của bản ngã sẽ là sự bắt đầu của 1 đời sống mới.
Bài viết hôm nay có vẻ hơi rối nhỷ, mình viết như này có khó hiểu quá không? mọi người có góp ý gì thì cứ cmt nha.
Xem thêm : Phần 22 (Tiếng Nói Bên Trong)
Nguồn sưu tầm
Bạn ơi, bên mình có fanpage trên facebook không?
Trả lờiXóa